Tình hình đứt cáp quang biển 6/2021: AAE-1 đang gặp sự cố

2 trong 5 tuyến tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đang bị gián đoạn dịch vụ: AAE-1 bị đứt cáp, APG đang bảo dưỡng. Điều này gây ra tình trạng giật, lag… khi truy cập vào Facebook, Youtube.

  • Tuyến cáp quang biển AAE-1 gặp sự cố vào sáng ngày 26/5. Đơn vị quản lý đã phát hiện sự sụt giảm điện áp trên nhánh S1H của tuyến AAE-1. Theo đánh giá ban đầu, đã xảy ra lỗi gây đứt một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1 của tuyến cáp. Hiện vẫn chưa có kế hoạch sửa chữa trên tuyến cáp quang này.

  • Tuyến cáp biển khác là APG thực hiện bảo dưỡng cáp hướng Hong Kong (Trung Quốc) từ 24h ngày 5/6 và dự kiến hoàn thành vào 22h ngày 10/6.

Sự cố đứt cáp quang biển xảy ra lần trước trên tuyến APG đã được khắc phục xong ngày 24/2, tuyến IA cũng đã hoàn tất vào 16h ngày 25/2. Hiện dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã được khôi phục hoàn toàn.

  • Vào 12h52 ngày 1/1/2021, tuyến cáp quang biển Liên Á – Intra Asia (IA) trục trặc. Nguyên nhân là do đứt sợi và dò nguồn trên phân đoạn S1 đi Singapore, S5 đi Hongkong (Trung Quốc) và G2 đi Nhật Bản. Dung lượng của Viettel bị ảnh hưởng khoảng 1.2Tbps; VNPT bị ảnh hưởng 200 Gbps. Kế hoạch sửa dự kiến phân đoạn S5 từ 30.1 đến 8.2 và G2 từ 11.2 đến 20.2. Cáp quang biển IA sẽ được sửa xong vào ngày 21/2.

  • Vào 6h45 sáng 9/1/2021, tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway – APG đã gặp sự cố. Nguyên nhân đứt cáp trên phân đoạn S5 đi Hong Kong và dò nguồn trên phân đoạn S3 (Chongming, China). Dung lượng của Viettel bị ảnh hưởng khoảng 0.7Tbps; VNPT bị ảnh hưởng 1150 Gbps đi Hongkong (Trung Quốc)/Nhật/ Mỹ. Kế hoạch sửa S3 dự kiến từ 12.1 đến 22.1.2021 và S5 từ 1/2/2021 đến ngày 21/2/202. Cáp quang biển APG sẽ được sửa xong vào ngày 22/2.

IA và APG là hai trong năm tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Nhóm người dùng cá nhân và hộ gia đình sẽ cảm nhận được rõ nhất sự ảnh hưởng của việc đứt cáp bởi đây là nhóm sử dụng các dịch vụ giải trí cần nhiều băng thông.

Để hạn chế ảnh hưởng từ những sự cố trên, các nhà mạng đều đã triển khai phương án chuyển hướng lưu lượng. Sẽ cần một vài ngày để bù dung lượng bị ảnh hưởng, để chất lượng trở về trạng thái chấp nhận được. Họ sẽ bổ sung dung lượng thiếu hụt qua các kênh cáp biển khác như AAG và qua các tuyến cáp đất liền ở phía Bắc và phía Tây Nam. Cụ thể Viettel đã bổ sung dung lượng trên tuyến cáp biển AAE-1 và cáp đất liền; VNPT đã tiến hành định tuyến sang các hướng còn lại để đảm bảo chất lượng dịch vụ và đang khẩn trương mở thêm 300 Gbps qua tuyến AAG và dự kiến hoàn thành trong tuần từ 11-18.1.2021.

Tốc độ Internet hiện tại đã ổn định trở lại. Người dùng có thể sử dụng các dịch vụ Internet bình thường, một số dịch vụ quốc tế như chat Messenger, Netflix thi thoảng bị chậm.

Đường đi tuyến cáp quang biển APG

Đường đi tuyến cáp quang biển APG

Những nguyên nhân chính khiến cáp quang biển bị sự cố?

  • Do tác động của con người: 2/3 số lần trục trặc cáp là do hoạt động của con người. Lưới, hoạt động đánh bắt cá, thả neo tàu biển trúng cáp…

  • Do các thảm họa tự nhiên: Đôi khi là động đất hoặc hiện tượng cát trượt dưới lòng đại dương.

  • Do cá mập cắn: Nguyên nhân khiến cá mập thích “gặm” cáp vẫn còn gây tranh cãi.

Cáp quang biển được sửa chữa như thế nào?

Việc hàn nối cáp quang được thực hiện bởi những con tàu chuyên dụng. Các thợ lặn không thể lặn xuống đáy biển sâu để thực hiện công việc này. Máy móc trên tàu sẽ tìm kiếm đoạn bị sự cố sau đó dùng tời, kéo bó cáp từ đáy biển lên mặt nước. Các sợi cáp quang sẽ được nối trong phòng kỹ thuật đặc biệt trong tàu. Sau đó, bó cáp sẽ được bọc lại như cũ và rải xuống lại đáy biển.

Khắc phục đứt cáp quang biển thường mất bao lâu

Nếu sự cố liên quan đến đứt cáp dưới đáy biển, thông thường sẽ cần từ 2 – 4 tuần để khắc phục. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết ở khu vực cáp gặp sự cố.

Các tuyến cáp quang biển Việt Nam đang sử dụng

Việt Nam hiện đang sử dụng 6 tuyến cáp quang biển đó là: AAG (Asia-America Gateway), SMW3 (SEA-ME-WE3), TVH (Thái Lan – Việt Nam – Hongkong), TGN-IA (Tata TGN-Intra Asia), APG (Asia Pacific Gateway),  AAE-1 (Asia Africa Europe 1). Cuối năm 2021 chúng ta sẽ có thêm tuyến cáp quang thứ 7 là SJC-2 (Southeast Asia-Japan Cable 2) cập bờ tại Bình Định. Tuyến cáp thứ 8 là ADC (Asia Direct Cable) dự kiến hoàn thành vào quý IV năm 2022.

AAG

Đường đi tuyến cáp quang biển AAG

Đường đi tuyến cáp quang biển AAG – Ảnh: submarinecablemap.com

  • Tên đầy đủ: Asia-America Gateway

  • Bắt đầu hoạt động: 11-2009

  • Dung lượng: 2 Terabit/s

  • Chiều dài: 20.000 km

  • Kết nối: Châu Á với miền Tây Hoa Kỳ đi qua 9 nước: Singapore, Hoa Kỳ, Philippines, Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan, đảo Guam, Brunei và Việt Nam

  • Websitehttps://www.asia-america-gateway.com/

  • Tổng vốn đầu tư: 560 triệu USD

  • Chủ sở hữu: AT & T (Hoa Kỳ), BayanTel (Philippines), Bharti (Ấn Độ), BT Global Network Services (Anh), CAT Telecom (Thái Lan), ETPI (Philippines), Cơ quan quản lý ngành công nghệ thông tin truyền thông (Brunei Darussalam), Indosat (Indonesia), PLDT (Philippines), StarHub (Singapore), Ezecom-Công nghệ viễn thông(Campuchia), Telkom Indonesia (Indonesia), Telstra (Úc), Telekom Malaysia (Malaysia), Viễn thông New Zealand (New Zealand), Saigon Postal Corporation ( Việt Nam), FPT Telecom (Việt Nam), Viettel (Việt Nam) và VNPT (Việt Nam)

AAG (Asia-America Gateway) là tuyến cáp quang biển chủ lực, kết nối Đông Nam Á với Hoa Kỳ. Nó được đưa vào sử dụng từ tháng 11-2009, với tổng chiều dài 20.000 km, tổng dung lượng 2 terabit/giây, có tổng vốn đầu tư 560 triệu USD. Tuyến cáp quang AAG cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu, nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314Km.

AAG là tuyến cáp vô cùng quan trọng đối với Đông Nam Á nói chung và với Việt Nam nói riêng. Các nhà mạng lớn của Việt Nam là VNPT, FPT, Viettel và CMC đều khai thác nó. Tốc độ internet ra thế giới phụ thuộc chính vào tuyến cáp này.

Tuyến cáp AAG rất hay bị sự cố, một năm có khi bị đứt cáp tới chục lần. Những nhà mạng không có nhiều đường truyền dự phòng sẽ bị ảnh hưởng nặng khi đứt cáp AAG.

AAE-1

Đường đi tuyến cáp quang biển AAE-1

Đường đi tuyến cáp quang biển AAE-1 – Ảnh: submarinecablemap.com

  • Tên đầy đủ: Asia Africa Europe 1

  • Bắt đầu hoạt động: 2016

  • Dung lượng: 54.8 Terabit/s

  • Chiều dài: 10.400 km

  • Kết nối: Abu Talat, Egypt + Aden, Yemen + Al Bustan, Oman + Bari, Italy + Cape D’Aguilar, China + Chania, Greece + Djibouti City, Djibouti + Doha, Qatar + Fujairah, United Arab Emirates + Jeddah, Saudi Arabia + Karachi, Pakistan + Kuala Kurau, Malaysia + Marseille, France + Mumbai, India + Ngwe Saung, Myanmar + Satun, Thailand + Sihanoukville, Cambodia + Songkhla, Thailand + Vung Tau, Vietnam + Zafarana, Egypt.

  • Websitewww.aaeone.com

  • Chủ sở hữu: China Unicom, Telecom Egypt, Etisalat, Omantel, Djibouti Telecom, OTEGLOBE, Pakistan Telecommunications Company Ltd., PCCW, Ooredoo, Mobily, Viettel Corporation, TeleYemen, Retelit, Reliance Jio Infocom, VNPT International, Metfone, Hyalroute, TIME dotCom.

SMW3

  • Tên đầy đủ: SEA-ME-WE3 hoặc South-East Asia – Middle East – Western Europe 3

  • Bắt đầu hoạt động: năm 2000

  • Dung lượng: 320 Gbp/s

  • Chiều dài: 39.000 km

  • Kết nối: Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu đi qua 32 nước và lãnh thổ là Đức, Bỉ, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Morocco, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Síp, Ả Rập Saudi, Djibouti, Oman, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Úc, Brunei, Vietnam, Philippines, Ma Cao, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản

  • Chủ sở hữu: France Telecom và China Telecom

  • Websitehttp://www.smw3.com/

TGN-IA

Đường đi tuyến cáp quang biển TGN-IAĐường đi tuyến cáp quang biển TGN-IA – Ảnh: submarinecablemap.com

  • Tên đầy đủ: Tata TGN-Intra Asia

  • Bắt đầu hoạt động: Năm 2009

  • Dung lượng: 3,84 Tb/s, 4 cặp sợi, mỗi cặp DWDM 96×10 Gbps

  • Chiều dài: 6.800 Km

  • Kết nối: Singapore, Việt Nam, Philippines, Hong Kong, Guam, Nhật

  • Chủ sở hữu:

  • Website: Tata Communications

  • Tổng vốn đầu tư: 200 triệu đô la Mỹ

APG

Đường đi tuyến cáp quang biển APGĐường đi tuyến cáp quang biển APG – Ảnh: submarinecablemap.com

  • Tên đầy đủ: Asia-Pacific Gateway

  • Bắt đầu hoạt động: 11 – 2016

  • Dung lượng: 54.8 Terabit/s

  • Chiều dài: 10.400 km.

  • Kết nối: Busan, South Korea + Chongming, China + Danang, Vietnam + Kuantan, Malaysia + Maruyama, Japan + Nanhui, China + Shima, Japan + Songkhla, Thailand + Tanah Merah, Singapore + Toucheng, Taiwan + Tseung Kwan O, China.

  • Website: n/a

  • Chủ sở hữu: NTT, China Telecom, China Unicom, Chunghwa Telecom, KT, Starhub, LG Uplus, China Mobile, Viettel CorporationVNPT International, Facebook, TIME dotCom

TVH

  • Tên đầy đủ: Thái Lan – Việt Nam – Hongkong

  • Bắt đầu hoạt động: 1996

  • Dung lượng: 565 Mbit/s

  • Chiều dài: 3.367 km

  • Kết nối: Thái Lan + Việt Nam + Hongkong

  • Chủ sở hữu:

  • Website:

SJC2 (dự kiến hoàn thành vào Q4 2021)

Đường đi tuyến cáp quang biển SJC2Đường đi tuyến cáp quang biển SJC2 – Ảnh: submarinecablemap.com

  • Tên đầy đủ: Southeast Asia-Japan Cable 2

  • Bắt đầu hoạt động: dự kiến hoàn thành vào Q4 2021 (là tuyến cáp biển quốc tế thứ 6)

  • Dung lượng: Dung lượng thiết kế toàn hệ thống SJC2 là 126 Tbps, riêng VNPT sở hữu dung lượng 9 Tbps.

  • Chiều dài: 10,500 km

  • Kết nối: Busan, South Korea + Changi South, Singapore + Chikura, Japan + Chung Hom Kok, China + Fangshan, Taiwan + Lingang, China + Quy Nhon, Vietnam + Shima, Japan + Songkhla, Thailand + Tanshui, Taiwan.

  • Chủ sở hữu: China Mobile, Chunghwa Telecom, Facebook, KDDI, Singtel, SK Broadband, VNPT-Vinaphone, True Corporation, Telin

  • Website: n.a

ADC (dự kiến hoàn thành vào Q4 2022)

Đường đi tuyến cáp quang biển ADCĐường đi tuyến cáp quang biển ADC – Ảnh: submarinecablemap.com

  • Tên đầy đủ: Asia Direct Cable

  • Bắt đầu hoạt động: dự kiến hoàn thành vào Q4 2022

  • Dung lượng:

  • Chiều dài: 9.400 km

  • Kết nối: Batangas, Philippines + Chung Hom Kok, China + Maruyama, Japan + Quy Nhon, Vietnam + Shantou, China + Sriracha, Thailand + Tuas, Singapore

  • Website: n.a

  • Tổng vốn đầu tư: 439 triệu USD

  • Website: n.a

  • Chủ sở hữu: PLDT, CAT Telecom Public Company Limited, China Telecom, China Unicom, Singtel, Softbank Corp, Tata Communications, Viettel Corporation.

Các thông tin thêm về cáp quang biển

Cáp quang ra đời năm nào?

Năm 1966, hai kỹ sư trẻ tại Phòng thí nghiệm viễn thông Anh – Charles Kuen Kao và George Hockman – đã công bố khám phá về sự linh hoạt và tốc độ ưu việt của cáp quang. Đến cuối những năm 1970, các công ty viễn thông bắt đầu triển khai sử dụng. Tuy nhiên, chỉ đến thập niên 90 của thế kỷ XX, Internet mới thực sự khiến công nghệ cáp quang bùng nổ với độ phủ rộng khắp.

Cáp quang được làm bằng chất liệu gì?

Cáp quang được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa trong suốt, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Ưu điểm của cáp quang là mỏng hơn cáp đồng, chỉ truyền tín hiệu ánh sáng nên nhanh, không bị nhiễu, khó bị can thiệp (như nghe trộm, đánh cắp tín hiệu…), không cháy. Các bó cáp thường được bảo vệ bởi nhiều lớp vật liệu để gia tăng độ bền, chống thấm nước.

Một sợi cáp quang được tạo thành từ bao nhiêu lớp?

Một sợi cáp quang thường được tạo thành từ 8 lớp, theo thứ tự: Polyethylene; Băng Mylar; Dây kim loại (thép); Chắn nước bằng nhôm; Polycarbonate; Đồng hoặc nhôm ống; Thạch dầu khí (giúp bảo vệ cáp khỏi nước); Sợi quang học.

Cấu trúc của cáp quang biểnCấu trúc của cáp quang biển

Có bao nhiêu tuyến cáp quang trên khắp thế giới?

Cả thế giới hiện có hơn 300 tuyến cáp quang biển với độ dài khoảng 900.000 km. 97% dữ liệu liên lục địa được truyền đi thông qua các tuyến cáp này. Nếu kéo thẳng toàn bộ các tuyến cáp biển, độ dài của chúng có thể kéo dài từ Trái Đất tới mặt trăng rồi vòng ngược lại mà vẫn còn dư.

Khu vực nào trên trái đất chưa có cáp quang?

Cáp quang biển được thiết kế để có thể chịu đựng được môi trường nước biển với đồng độ muối cao. Tuy nhiên, nó không chịu được nhiệt độ quá -80 độ C và môi trường đóng băng quanh năm. Vì vậy đến nay, vẫn chưa có đường cáp quang nào kết nối đến Nam Cực.

Tình hình hiện tại, cả 2 tuyến cáp quang biển IA và APG vẫn đang được sửa chữa. Hi vọng sự cố sẽ sớm được khắc phục. Hãy lưu lại link bài viết vì mình sẽ cập nhật nội dung liên tục khi có thông tin mới từ các nhà mạng.

Quý khách có nhu cầu đăng ký dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài theo số điện thoại 0981.292969 để được tư vấn thêm gói cước, khuyến mại cũng như các thủ tục cần thiết để hòa mạng dịch vụ.

Internet Viettel | Truyền hình Viettel | Viettel Đắk Nông | Sim trả sau | Cáp quang Viettel | Wifi Viettel | Đổi sim 4G...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4
error: